Thứ Năm, 17 tháng 9, 2020

Lan kim điệp nhựa - Dendrobium Trigonopus

Lan kim điệp nhựa hay còn được gọi là lan kim điệp thơm, lan kim điệp sáp. Cây có tên khoa học là Dendrobium Trigonopus. Lan Kim Điệp Nhựa trong tự nhiên thường sống trên thân cây ở độ cao từ 300 đến 1500 mét. Chúng sống bám trên các cây thân gỗ cao, tán lá không quá rậm rạp, ưa nắng ẩm nhưng lại không thích nóng. Cây cho hoa nở rộ vào tháng 4 dương lịch. 

Lan kim điệp nhựa không những bền lại còn có hương thơm không kém gì giả hạc hay trầm. Kim điệp nhựa có cánh dầy hơn kim điệp giấy, hoa lâu tàn, hoa kim điệp nhựa nở khoảng 2 -3 tháng mới tàn. Tuy vậy chùm hoa của lan kim điệp nhựa khá nhỏ, thường từ 1 đến 4 bông, không nhiều và dài như kim điệp giấy vì thế không dễ tạo ra những tác phẩm nở rộ như kim điệp giấy.


Thân cây con và lá của kim điệp nhựa có lông nên chúng khá khó tính, khó chơi và khó thuần, mặc dù hoa cực kì bền và thơm. Chính vì khó chăm nên số lượng nhân giống không nhiều, giá cả cao hơn kim điệp giấy và cần chăm sóc nó thật đúng kĩ thuật ngay từ khi mua về. Khi mới mua về thì nên chọn những cây có sức khỏe tốt mới đảm bảo cây sống sót, mua hàng thanh lý hay hàng rời cây rất khó sống. Với lan kim điệp nhựa phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh. Giá thể trồng cũng cần phải khử trùng sạch sẽ. 

Chăm sóc lan kim điệp nhựa

Kim điệp nhựa ưa ẩm khoảng 70-90%, nếu như cây khô quá thì rễ khó phát triển. Đặc biệt là cái loại này rất ít rễ, rễ không phát triển được thì cây rất khó thuần. Kim điệp nhựa khó tính, tách lẻ cây sẽ khiến cây rất khó phát triển.

Kim điệp nhựa cần phải có giá thể và giàn thoáng thì mới chơi được. Nếu không thoáng sau 1-2 cơn mưa đầu mùa thì các giả hành sẽ bị thối và lan dần. Do đó mỗi ngày bạn tưới 1 đến 2 lần là được, đảm bảo cây không bị nhăn lá, héo lại là được. Dù cây không có rễ nhưng các bộ phận khác của cây vẫn có thể hấp thu nước. Lan kim điệp nhựa này cần phải treo trong mái che, dính mưa liên tục là kiểu gì cũng đi.

Về chế độ nắng, kim điệp nhựa ưa ánh nắng nhưng lại không thích nhiệt độ cao. Những vùng có khí hậu nóng vì thế rất khó thuần em này. Phân bón cũng phải cần vừa phải, lạm dụng quá cũng không tốt cho kim điệp nhựa.


Bạn muốn tìm hiểu sự khác nhau giữa kim điệp thơm và kim điệp giấy thì có thể tham khảo thêm bài viết

0 nhận xét:

Đăng nhận xét