Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

Lan Kim Điệp Giấy - Dendrobium Capillipes

Lan Kim Điệp Giấy có tên gọi khác như lan kim điệp xuân, kim điệp thường ... Lan kim điệp giấy có tên khoa học là: Dendrobium Capillipes. Lan kim điệp nở hoa vào mùa xuân, có hương thơm dịu dàng và được nhiều nhà vườn trồng để chơi tết. Ngoài môi trường thiên nhiên Lan Kim Điệp Giấy bám vào những thân cây lớn để sinh trưởng và phát triển.

Lan kim điệp giấy khác với lan kim điệp nhựa. Kim điệp nhựa có tên khoa học là Dendrobium Trigonopus. Kim điệp nhựa ( kim điệp thơm) có thân ngắn mập, hiếm và có giá cao hơn so với kim điệp giấy. Hoa kim điệp nhựa có cánh hoa dầy, bóng và đầu cánh hoa nhọn. Một điểm dễ thấy nữa là thân con mới nhú của Kim Điệp Nhựa phủ chi chít lông tơ đen, còn thân con của Kim Điệp Giấy thì xanh non màu mạ, trơn, không hề có lông đen. Các bạn mua cây không vào mùa có thân con thì không thấy điểm này.


Lan Kim Điệp giấy có thân mập, hoa nở có màu vàng, môi xòe to, ở chính giữa có màu đậm hơn, rụng lá khi ra hoa, hoa nở kéo dài khoảng 10 – 15 ngày. Trong khi đó hoa kim điệp nhựa hoa có thể nở 40-50 ngày.



Môi trường sinh trưởng và phát triển cho lan Kim Điệp

Đối với Kim Điệp chúng ta nên ghép gỗ là thích hợp nhất, khi bắt đầu ghép bạn để trong mát trắng mưa trực tiếp cũng như chi tưới phun sương là được rồi. Kim Điệp sống dựa vào các thân cây lớn nên ưa khô ráo, không chịu được ẩm ướt, ưa nắng nhiều. Lan kim điệp ưa thoáng vì thế nên trồng bó vào gỗ lũa tốt hơn trồng với dớn, ngoài ra thì bạn có thể trồng trong chậu, nhưng chậu phải thoáng và thoát nước, ít tưới.


Phân bón và tưới nước cho lan kim điệp:

Cũng giống như nhiều loài khác bạn bón phân với hàm lượng lúc cây con còn bé thì bón phân có hàm lượng Đạm cao để kích thích cây phát triển, đến giai đoạn cây trưởng thành chúng ta bón phân có tỉ lệ Lân cao và đến giai đoạn chuẩn bị ra hoa bạn lại bón phân có hàm lượng Kali nhỉnh hơn các hàm lượng khác để kích thích cây ra bông, hoa đạt hơn cũng như chuẩn bị cho giai đoạn đẻ các chồi con mới.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét