Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2019

Phân NPK và tác dụng với cây lan

Phân NPK là loại phân chuyên cung cấp cho cây trồng 3 nguyên tố dinh dưỡng. Kết hợp N(đạm), P(lân), K(kali). Đây là 3 loại nguyên tố chủ đạo cần cho cây phát triển. Trong đó: Phân đạm là loại dinh dưỡng quan trọng nhất, có tác dụng làm cây xanh tốt, sinh trưởng chiều cao và khối lượng thân lá, hình thành hoa quả, mầm chồi. Phân lân có tác dụng tốt cho việc ra rễ, ra hoa. Phân kali có tác dụng tốt cho việc tổng hợp đường bột, xellulo, làm cây cứng cáp, giúp trái lớn nhanh, hạt mẩy, tăng độ ngọt và màu sắc trái.


Phân đạm: phần lớn cây trồng không có khả năng đồng hóa nguyên tố nitơ duới dạng khí N2 mà chủ yếu dưới dạng muối nitrat. NO3- và amoni NH4+. Đạm là thành phần quan trọng cơ cấu tạo diệp lục tố, nguyên sinh chất, axit nucleic, protein. Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều; lá cây có kích thước to, màu xanh; lá quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất cây. Khi trời mưa dưới tác dụng của sấm chớp sẽ có phản ứng N2  +  3H2  =   2NH3. Nhờ có NH3 mà cây cối phát triển xanh mướt. Nếu thừa đạm: Cây sinh trưởng mạnh, ức chế sự ra hoa, tán lá xum xuê, lá mỏng, cây yếu dễ đổ ngã, dễ bị sâu bệnh tấn công.

Phân lân: Phân lân kích thích sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn sâu vào đất và lan rộng ra chung quanh. Lân kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều. Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không thuận lợi: chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, chống một số loại sâu bệnh hại.

Khi thiếu P, lá cây ban đầu có màu xanh đậm, sau chuyển màu vàng, hiện tượng này bắt đầu từ các lá phía dưới trước, và từ mép lá vào trong. Cây thiếu lân thì quá trình tổng hợp protein bị ngưng trệ và sự tích lũy đường saccaro xảy ra đồng thời. Cây thiếu lân lá bị nhỏ lại và bản lá bị hẹp và có xu hướng dựng đứng. Khi lá chưa biến sang mầu tía thì mầu lá bị tối lại so với cây có đủ lân. Thiếu lân cây sinh trưởng chậm lại và quá trình chín cũng bị kéo dài. Thừa lân làm cho cây chín quá sớm, không kịp tích lũy được một vụ mùa năng suất cao.

Kali: Tác dụng của Kali giúp xúc tiến quá trình quang hợp và vận chuyển sản phẩm quang hợp về cơ quan dự trữ nên là yếu tố dinh dưỡng đối với cây lấy củ, lấy đường. 

Kali làm tăng áp suất thẩm thấu của tế bào do đó làm tăng khả năng hút nước của bộ rễ. Kali điều khiển hoạt động của khí khổng làm cho nước không bị mất quá mức trong điều kiện gặp khô hạn. Kali còn giúp cây tăng cường tính chống rét. Do đó vai trò tăng năng suất của kali càng thể hiện rõ trong vụ đông xuân. Bón đủ kali, các mô chống đỡ phát triển, cây vững chắc, khả năng chịu đạm cao.

Kali giúp tăng tính chống đỗ, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, tăng tính chống rét, thúc đẩy ra hoa, hoa có màu sắc tươi tắn.

Thiếu kali, mép của những lá già bị vàng úa sau đó bị hoại tử. Những chấm hoại tử tương tự được tìm thấy ở hai bên phiến lá nhưng hướng ra phía mép lá nhiều hơn. Ngay sau đó, toàn bộ lá bị hoại tử. Thiếu Kali rễ phát triển kém, thân yếu ớt. 

Thừa kali: gây ra tình trạng đối kháng ion, làm cây không hút được đầy đủ chất dinh dưỡng khác như Magie, Nitrat, Canxi…Dư thừa ở mức cao Kali lam ngăn cản sự hút nước và chất dinh dưỡng. Làm cây xanh teo rễ . 

Vào mùa đông: Bón Kali, lân cao cho cây cứng cáp và nhanh mập, chịu rét tốt hơn và tăng cường khả năng ra hoa.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phân NPK khác nhau của các hãng. Ngoài NPK thì các phân đó còn bổ sung thêm nhiều trung vi lượng khác cho cây. Có thể dễ tìm nhất là các nhãn hiệu như: phân đầu trâu, phân n3m, phân grown more...

0 nhận xét:

Đăng nhận xét