Thứ Hai, 10 tháng 8, 2020

Nứt thân lan phi điệp

Hiện tượng nứt thân lan thân thòng và đặc biệt với lan phi điệp rơi vào cuối mùa nghỉ, đầu mùa tăng trưởng, khi mà chúng ta bắt đầu tác động tưới nước trở lại cho phi điệp lên chồi và làm hoa. Lúc này thân phi điệp bị nứt toác dọc thân, có trường hợp nứt vào mắt ngủ gây hỏng, thối thân vì bị nhiễm nấm khuẩn thông qua vết nứt toác đó.

Nguyên nhân chính là do tưới nước lại đột ngột với lượng nhiều khiến nở thân quá nhanh. Cây phi điệp chỉ bị nứt khi mà nó hút nước quá no sau một thời gian dài mất nước, khiến thân phình to dãn nở quá nhanh và nứt. 

Với những cây phi điệp khi cắt nước thân nhỏ chưa phình to. Khi cắt nước, thành, vách tế bào biểu bì thân phi điệp dần bị hóa sơ và hóa sáp, trở nên thô cứng lại, mất khả năng đàn hồi, không còn khả năng dãn nở trong khi khi tế bào mô dẫn và mô phân sinh của thân vẫn đang tiếp tục tăng trưởng. Đến khi chúng ta cung cấp nước lại, cây hút nước rất nhanh và mạnh, cây phi điệp tăng trưởng nhanh làm cho thân phi điệp phình to vượt qua khích thước trước đây mà nó đã đạt đươc khi ngưng tưới nước, và lúc này vì khả đàn hồi của vách tế bào thân vỏ phi điệp không không dãn nở được nữa dẫn đến nó bị toác thân ra.

Ngoài ra cũng có thể do tác động thêm của một số chất kích thích sinh trưởng, nhất là những chất làm thân phình to như: bón đạm cao, atonic, chitosan vào giai đoạn cuối mùa tăng trưởng khiến cho thân phi điệp lớn nhanh quá mức làm cho thân phi điệp nứt toác ra. Kinh nghiệm cho thấy, các bạn dùng nhiều và lạm dụng phân bón có nguồn từ cá, vỏ tôm cua, phân ốc,.. thì có tỷ lệ nứt thân nhiều hơn. 

Khí hậu và môi trường thay đổi đột ngột. Nóng lạnh đột ngột cũng có thể dẫn đến quá trình nứt thân lan phi điệp. 

Cách phòng trị

Những cây có khả năng bị nứt thân cao nên có chế độ nước tưới, phân bón riêng cho chúng. Chúng được cấp nước đầy đủ và giảm nước đúng quy trình thì sẽ hạn chế nứt thân. Thực hiện cắt nước và tưới nước đúng quy trình: đó là khi cây phi điệp thắt ngọn, thân mập ú và phình to tối đa thì dừng tưới nước. 

Nên treo những giò lan của mình trong tầm kiểm soát, để quản lý độ ẩm kịp thời, tránh quên nước, mất nước lâu ngày, cây còi cọc kém phát triển và khi phát hiện mất nước bất thường, hãy tưới từ từ, để thân lớn từ từ sẽ không bị nứt thân. 

Hạn chế lạm dụng hóc môn tăng trưởng và đạm trong thời gian cây dễ bị nứt thân. Sử dụng phân bón đầy đủ và cân bằng dưỡng chất NPK, Trung, vi lượng và các vitamin cần thiết cho phong lan.

Khi phát hiện thân phi điệp bị nứt, nên dùng bông tẩm cồn 70 độ sát trùng vết nứt sau đó bôi keo liền sẹo chống xâm nghiễm của nấm bệnh, nếu vết nứt có nguy cơ nứt vào mắt, hãy bó cùm vết nứ bằng dây vải hoặc dây rút để hạn chế vệt nướt loang rộng và xa.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét