Chi lan môi râu có tên khoa học là Pelatantheria. Trên thế giới chi lan môi râu có 7 giống, tại Việt Nam có 5 giống. Lan môi râu mọc ngoài tự nhiên rất nhiều, sống khỏe, chịu đựng môi trường khắc nghiệt. Nhưng nhược điểm là hoa nhỏ nên ít bị khai thác làm cảnh, dễ bắt gặp trên rừng hơn rất nhiều so với phi điệp hay một số loài lan khác. Thân và rễ khá giống với lan huyết nhung. Muốn mua loài này thì các chỉ cần hỏi thợ đi rừng là sẽ có.
Lan môi râu lược - Pelatantheria ctenoglossa
Lan môi râu lược sống phụ sinh, thân mảnh, dài 30cm, nhiều rễ chống. Lá hai dãy, dày, dạng thuôn tù, đỉnh chia 2 thùy không đều, màu xanh có ít chấm đỏ, dài 2 - 3cm, rộng 1,2cm.
Cánh môi màu tắng nhạt, chia 3 thùy. Thùy giữa nhọn, đỉnh có thùy dài như chùm râu.
Thân lan môi râu ruồi cao 10-15 phân lá ngắn và dầy, hoa 1-3 chiếc, to 1.5 phân, nở vào mùa Thu-Đông. Đặc biệt chiếc lưỡi tím vô cùng đặc sắc.
Lan Môi râu Bắc : Pelatantheria rivesii
Lan môi râu bắc cho hoa vào mùa Thu.
Lan môi râu trung: Pelatantheria eakroensis. Cây cao khoảng 10 cm. Hoa 2-3 chiếc mầu vàng. Phân bố: Phú Yên, Khánh Hòa.
Lan Pelatantheria woonchengii, loài này chưa được đặt tên tiếng Việt. Cây thân cao 20-30 cm, lá ngắn và dầy. Hoa 1-3 chiếc, kích thước 1,1-1,4 cm, nở vào mùa Xuân-Thu, thơm như mùi Vani.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét