Lan thân thòng thuộc nhóm rụng lá thuộc chi Hoàng Thảo như phi điệp, long tu, u lồi, trúc phật bà, hạc vỹ, hoàng phi hạc ... có những đặc điểm đáng lưu ý sau:
- Với cây nhỏ nên dùng chậu nhỏ, ghép ít thì không nên dùng chậu quá lớn, trong khi cây lan lại ưa chậu chật hẹp cho rễ bó lại với nhau (root bound)
- Khi tưới phải đợi cho cây khô rễ rồi mới tưới, tức là giữa hai lần tưới rễ cây cần khô ráo. Đây là đặc điểm ngoài tự nhiên của hoa phong lan chứ không riêng gì dòng thân thòng. Khi ở trên cao không có nước, gặp nước lan sẽ hút lấy hút để, khi no mà để hút nhiều thì bội thực, dẫn đến dễ hỏng bộ rễ.
-Dòng lan thân thòng khi mùa hè nhiều nắng là mùa tích trữ năng lượng và phát triển tích cực. Trời nóng thì nên nhiều nước hơn so với bình thường, nhưng vẫn phải đảm bảo bộ rễ có thời gian khô ráo và mát mẻ. Tưới nước và bón phân đầy đủ trong giai đoạn này sẽ giúp cây con phát triển mạnh.
- Tôn trọng thời kỳ chuẩn bị ra hoa, cắt nước hoặc hạn chế tưới nước và bón phân. Tưới nước và bón phân giai đoạn này rất dễ làm cho thối rễ hoặc trốn hoa.
- Với những cây lan thân thòng thì thân già cũng vô cùng quan trọng. Nếu không làm kie thì không nên cắt bỏ hết những thân cây già thì cây sẽ thiếu đi một nguồn cung cấp dinh dưỡng quý giá. Thân cây tuy già nhăn nheo nhưng vẫn có thể ra hoa vào mùa tới hoặc cũng chính là bầu sữa nuôi những cây còn nhỏ.
- Một nguyên nhân khác là ở ngoài thiên nhiên, lan tự do mọc thẳng lên hay cong quẹo hay rủ xuống thì nên để lan mọc theo ý muốn. Dòng thân thòng rủ xuống cũng hạn chế việc nước đọng ở trong nách lá, nhất là với một số dòng thân thòng khó trồng sẽ chống thối ngọn và thối lá.
- Khi làm kie, cắt thân xuống còn tươi không nên cắt khúc làm kie luôn mà nên treo khô rụng lá mới cắt khúc làm kie. Ươm kie ngay khi thân cây còn xanh lá dễ làm thối khúc thân đó.
- Khi mới ghép cây như trầm thì tránh để bệt thân lan xuống ẩm. Chỉ nên cột chặt phần gốc vào gỗ để tránh thối.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét